Thành phần Glimepiride Stella 4mg
- Glimepirid 4mg
Công dụng Glimepiride Stella 4mg
- Hỗ trợ cho chế độ ăn kiêng, tập thể dục để làm hạ đường huyết ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Liều dùng Glimepiride Stella 4mg
- Uống thuốc ngày một lần vào bữa ăn sáng hoặc bữa ăn chính đầu tiên trong ngày.
Bệnh nhân chưa được điều trị trước đó:
- Liều khởi đầu: 1-2 mg x 1 lần/ngày.
- Bệnh nhân suy nhược, suy dinh dưỡng hoặc người già, suy gan hoặc suy thận, những bệnh nhân có nguy cơ hạ đường huyết: Liều khởi đầu: 1 mg x 1 lần/ngày.
Bệnh nhân đã từng được điều trị bằng các thuốc trị tiểu đường khác:
- Liều khởi đầu: 1-2 mg x 1 lần/ngày, không vượt quá 2 mg/ngày.
- Liều duy trì: 1-4 mg x 1 lần/ngày.
- Ở những bệnh nhân đã dùng liều 1 mg/ngày, có thể tăng đến 2 mg/ngày sau 1-2 tuần điều trị. Sau đó có thể điều chỉnh liều.
- Nên tăng liều từ từ, mỗi lần tăng không quá 2 mg/ngày, cách quãng khoảng 1-2 tuần. Liều tối đa: 8 mg x 1 lần/ngày.
- Hoặc theo hướng dẫn của bác sỹ.
– Làm gì nếu dùng quá liều?
- Các triệu chứng của quá liều có thể bao gồm các triệu chứng hạ đường huyết và co giật, mất ý thức.
- Nếu nạn nhân hôn mê hoặc không thở được, cần gọi cấp cứu ngay lập tức.
– Làm gì nếu quên 1 liều?
- Trước khi bắt đầu dùng Glimepiride, hãy hỏi bác sĩ để biết phải làm gì nếu bạn quên một liều hoặc vô tình uống thêm một liều. Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
Thận trọng khi sử dụng Glimepiride Stella 4mg
- Bệnh nhân nên được thông báo về nguy cơ tiềm tàng và những lợi ích khi điều trị với glimepirid cũng như sự lựa chọn chế độ điều trị thay thế.
- Hạ glucose huyết: Tất cả các sulfonylurê đều có khả năng gây hạ glucose huyết trầm trọng.
- Bệnh nhân suy giảm chức năng thận nhạy cảm hơn với tác dụng gây hạ glucose huyết của glimepirid.
- Bệnh nhân suy nhược hay suy dinh dưỡng, bệnh nhân suy gan, tuyến thượng thận hoặc tuyến yên đặc biệt nhạy cảm với tác dụng hạ glucose huyết. Triệu chứng này khó nhận thấy ở người cao tuổi, người dùng thuốc chẹn beta hay các thuốc liệt giao cảm khác.
- Hạ glucose huyết thường xảy ra khi lượng calo đưa vào cơ thể không đủ, sau khi hoạt động thể lực nặng và kéo dài, uống rượu hoặc dùng đồng thời hai hay nhiều thuốc gây hạ mức glucose trong máu.
- Kết hợp glimepirid với insulin hoặc metformin có thể làm tăng nguy cơ hạ glucose huyết.
- Mất khả năng kiểm soát glucose huyết: Có thể xảy ra ở những bệnh nhân đã ổn định với chế độ điều trị tiểu đường nhưng có những yếu tố gây stress như sốt, chấn thương, nhiễm trùng, hoặc phẫu thuật. Khi đó, cần phải kết hợp insulin với glimepirid hoặc chỉ dùng insulin đơn độc.
- Mức glucose huyết lúc đói nên được theo dõi định kỳ để xác định mức độ đáp ứng điều trị. Sự kiểm soát glucose huyết khi điều trị dài hạn được đánh giá bằng cách theo dõi hemoglobin glycosyl hóa định kỳ mỗi 3 đến 6 tháng.
– Lưu ý khi sử dụng thuốc cho các trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, mới phẫu thuật…)
Chống chỉ định Glimepiride Stella 4mg
- Dùng glimepirid cho người mang thai. Người đang dùng glimepirid mà có thai, phải báo ngay cho thầy thuốc để chuyển sang dùng insulin và phải điều chỉnh liều insulin để giữ glucose huyết ở mức như bình thường.
- Glimepirid vào được sữa mẹ. Vì vậy, chống chỉ định dùng glimepirid cho phụ nữ đang cho con bú; phải dùng insulin để thay thế. Nếu bắt buộc phải dùng glimepirid thì phải ngừng cho con bú.
- Hạ hoặc tăng glucose huyết, suy giảm thị lực có thể làm giảm khả năng tập trung và phản ứng. Do đó, nên thận trọng khi lái xe hay vận hành máy móc.
Tương tác thuốc Glimepiride Stella 4mg
- Các thuốc làm tăng tác dụng hạ đường huyết của glimepiride, có thể gây hạ đường huyết quá mức: insulin, các thuốc đái tháo đường dạng uống, thuốc ức chế men chuyển, các steroid đồng hóa và nội tiết tố sinh dục nam, chloramphenicol, dẫn xuất của coumarin, cyclophosphamide, disopyramide, fenfluramine, fenyramidol, fibrate, fluoxetin, ifosfamide, thuốc ức chế MAO, miconazole, para-aminosalicylic acid, pentoxifylline (liều cao dạng tiêm), phenylbutazone, azapropazone, oxyphenbutazone, probenecid, quinolones, salicylates, sulfinpyrazone, sulfonamide, các thuốc ức chế giao cảm, thí dụ như ức chế bêta và guanethidine, tetracycline, tritoqualine, trofosfamide.
- Các thuốc làm giảm tác dụng hạ đường huyết của glimepiride, có thể gây tăng đường huyết: acetazolamide, barbiturates, corticosteroids, diazoxide, thuốc lợi tiểu, epinephrine (adrenaline) và các thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm khác, glucagon, thuốc nhuận tràng (sau khi điều trị dài hạn), a-xít nicotinic (liều cao), estrogen và progesterone, phenothiazine, phenytoin, nội tiết tố tuyến giáp, rifampicin.
- Các thuốc đối kháng thụ thể H2, clonidine và reserpine có thể làm tăng hay giảm tác dụng hạ đường huyết của glimepiride.
- Dưới ảnh hưởng của các thuốc ức chế giao cảm như ức chế bêta, clonidine, guanethidine và reserpine, các dấu hiệu điều chỉnh ngược của hệ giao cảm đối với hạ đường huyết có thể giảm hoặc biến mất.
- Uống nhiều rượu hoặc uống rượu lâu ngày có thể làm tăng hay giảm tác dụng hạ đường huyết của glimepiride.
- Glimepiride có thể làm giảm hay tăng tác dụng của các dẫn xuất của coumarin.
*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.