Thuốc điều trị tiểu đường Pioglitazone được chỉ định hỗ trợ chế độ ăn kiêng và tập thể dục nhằm cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
Thành phần của Pioglitazone
Dược chất chính: Pioglitazone
Chỉ định dùng thuốc Pioglitazone
- Hỗ trợ chế độ ăn kiêng và tập thể dục nhằm cải thiện kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường type 2.
- Pioglitazone được chỉ định dùng đơn độc.
- Pioglitazone cũng được chỉ định dùng phối hợp với sulphonylurea, metformin hoặc insulin khi ăn kiêng, tập thể dục, thuốc dùng đơn độc không đủ để kiểm soát đường huyết.
Chống chỉ định dùng Pioglitazone
- Bệnh nhân đã biết quá mẫn với pioglitazone hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Hướng dẫn sử dụng dùng Pioglitazone
Cách dùng
- Pioglitazone có thể uống với thức ăn hoặc không. Nếu quên uống thuốc trong một ngày, không nên uống liều gấp đôi trong ngày kế tiếp.
- Không nên bắt đầu điều trị với pioglitazone nếu bệnh nhân có bệnh gan thể hoạt động hoặc mức transaminase huyết thanh tăng (ALT >2,5 lần giới hạn trên của mức bình thường) khi bắt đầu điều trị. Tất cả bệnh nhân nên được theo dõi men gan trước khi bắt đầu điều trị với pioglitazone và định kỳ sau đó.
- Không có dữ liệu về dùng thuốc ở bệnh nhân dưới 18 tuổi, do đó, không đề nghị dùng pioglitazone ở trẻ em.
Liều dùng
- Liều pioglitazone không nên vượt quá 45mg, 1 lần/ ngày với đơn trị liệu. Ðiều trị phối hợp không nên dùng liều >30mg, 1 lần/ ngày.
- Ðơn trị liệu: Liều ban đầu 15-30mg ngày một lần. Bệnh nhân không đáp ứng đầy đủ với liều khởi đầu có thể tăng liều đến 45mg ngày một lần. Bệnh nhân không đáp ứng với trị liệu đơn độc, nên điều trị phối hợp.
- Ðiều trị phối hợp với Sulphonylurea: Có thể bắt đầu với liều pioglitazone 15-30mg, 1 lần/ ngày. Nếu bệnh nhân bị hạ đường huyết, nên giảm liều sulphonylurea.
- Ðiều trị phối hợp với Metformine: Có thể bắt đầu với liều pioglitazone 15-30mg, 1 lần/ ngày. Liều metformine đang dùng có thể được duy trì khi điều trị kết hợp với pioglitazone. Ít khi phải chỉnh liều Metformine.
- Ðiều trị phối hợp với Insulin: Có thể bắt đầu với liều pioglitazone 15-30mg, 1 lần/ ngày. Liều insulin đang dùng có thể được duy trì khi điều trị kết hợp với pioglitazone. Có thể giảm liều insulin đi 10-25% nếu bệnh nhân bị hạ đường huyết hoặc nếu nồng độ glucose trong huyết tương giảm đến dưới 100mg/dL. Ðiều chỉnh thêm tùy theo đáp ứng hạ đường huyết của từng bệnh nhân.
Tác dụng phụ khi dùng Pioglitazone
- Pioglitazone có thể làm thay đổi lượng đường trong máu và gây ra các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, đau ở cánh tay hoặc cẳng chân, viêm họng, đầy hơi, thay đổi tầm nhìn, mất thị lực, đi tiểu thường xuyên, tiểu đau hoặc tiểu khó, nước tiểu đục, mất màu hoặc có máu, đau lưng, đau bụng.
- Pioglitazone có thể gây ra các bất thường cho gan.
- Ngưng dùng pioglitazone và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn thấy buồn nôn, nôn, chán ăn, đau ở phần trên bên phải của bụng, triệu chứng giống như cúm, nước tiểu sẫm màu, vàng da hoặc mắt, chảy máu bất thường hoặc bầm tím, yếu ớt.
- Pioglitazone làm tăng nguy cơ phát triển ung thư bàng quang, gãy xương ở phụ nữ, đặc biệt là xương bàn tay, cánh tay, chân hoặc bàn chân. Pioglitazone này có thể gây ra các tác dụng phụ khác.
Lưu ý
- Phụ nữ có thai: Không có nghiên cứu đối chứng tốt và đầy đủ ở phụ nữ có thai. Chỉ dùng pioglitazone khi mang thai nếu lợi ích cho mẹ lớn hơn nhiều so với nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi.
- Bà mẹ cho con bú: Pioglitazone bài tiết trong sữa chuột. Chưa biết pioglitazone có bài tiết trong sữa người hay không. Vì có nhiều thuốc bài tiết trong sữa mẹ, không nên dùng pioglitazone cho phụ nữ đang cho con bú.
- Trẻ em: Tính an toàn và hiệu quả của pioglitazone ở trẻ em chưa được chứng minh.
*** Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*** Hiệu quả của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa của mỗi người.
*** ( Thực phẩm chức năng ) Thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh, không có tác dụng điều trị và không thể thay thế thuốc chữa bệnh.